BANER 22
Baner 003
Baner 006

Thủ tục thay đổi tên công ty

Tên gọi của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tiễn, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chủ doanh nghiệp muốn thay đổi tên công ty của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Đức Thành sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục đổi tên công ty và một số điểm cần lưu ý khi đổi tên công ty.

1. Trước khi đổi tên công ty
Khi chuẩn bị thay đổi tên, công ty bạn cần xác định trước tên dự kiến đăng ký. Cần lưu ý tên này không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi cả nước. Cách xác định thế nào là tên trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn được quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020.
2. Thủ tục đổi tên công ty
Sau khi đã có chuẩn bị được tên doanh nghiệp dự kiến không bị trùng, nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
  • Quyết định bằng về việc đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp về việc đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (có chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp (tên công ty) (do người đại diện theo pháp luật ký);
Khi bộ hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp tiến hành nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh và chờ thông báo kết quả của Phòng Đăng ký kinh doanh.
3. Lưu ý sau khi đổi tên công ty
Thứ nhất, sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
Do nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện hai thông tin:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Thứ hai, in ấn lại hóa đơn VAT.
Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp.
Thứ bathông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan
Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
Thứ tư, sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay đổi theo tên mới.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp còn những thắc mắc, cần tư vấn pháp lý khác thì hãy liên hệ với Luật Đức Thành để nhận được tư vấn từ Luật sư. Hotline: 0902.989.589.

Bình luận

Viết bình luận