BANER 22
Baner 003
Baner 006

Điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 (cuối)

Bắt đầu từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực đã có rất nhiều những sửa đổi, những quy định mới điều chỉnh các quan hệ lao động. Hãy cùng Luật Đức Thành điểm lại những điểm mới đáng chú ý này.
Xem phần trước tại đây
21. Được ghi nội dung thử việc trong Hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
22. Bổ sung trường hợp về thời gian thử việc
Thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
23. Không thử việc với Hợp đồng lao động dưới 01 tháng
Khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, không áp dụng thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Trong khi hiện nay, tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012, người lao động ký hợp đồng mùa vụ không phải thử việc.
24. Không quy định cụ thể thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ ngoài trường hợp thôi việc, bị mất việc làm
Khoản 3 Điều 113 chỉ còn nêu 02 trường hợp là bị mất việc làm hoặc do thôi việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. 
Không quy định cụ thể thanh toán tiền lương bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động vì các lý do khác.
25. Thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe 
Khi muốn sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việcvà tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng.
26. Sử dụng dưới 10 lao động cũng phải có Nội quy lao động
Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động. Trong trường hợp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
27. Bổ sung thêm bốn trường hợp người lao động được tạm hoãn Hợp đồng lao động
Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm bốn trường hợp người lao động được tạm hoãn Hợp đồng lao động, gồm:
  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
28. Thay đổi trong khái niệm “Kỷ luật lao động”
Điều 117 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Khái niệm kỷ luật lao động đã có sự thay đổi. Theo đó, kỷ luật lao động không chỉ là những quy định do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động (như quy định của Bộ luật Lao động năm 2012)mà còn do pháp luật quy định.
29. Bổ sung thêm 3 nội dung trong nội quy lao động
Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm 3 nội dung trong nội quy lao động, đó là: 
  • Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động.
  • Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động. 
30. Bổ sung thêm trường hợp người lao động bị sa thải
Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm 1 trường hợp bị áp dụng hình thức sa thải là người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên hành vi này phải được nêu rõ trong nội quy lao động mà doanh nghiệp ban hành.
Điều 125 Bộ luật Lao động 2019cũng sửa đổi đơn vị tính thời gian sa thải người lao động tự ý bỏ việc. Thay tính là 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm (Bộ luật Lao động 2012) bằng 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Đồng thời bổ sung hành vi này vào Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
31. Quy định rõ các hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật
Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 vẫn kế thừa các quy định của Bộ luật Lao động 2012 nhưng có sự bổ sung làm rõ từng trường hợp như sau:
  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
  • Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Trên đây là tổng hợp những điểm mới của Bộ luật Lao động 2020. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về luật lao động cũng như các quy định pháp luật khác, vui lòng liên hệ Luật Đức Thành để được các Luật sư giải đáp.
mail luatducthanh@gmail.com
enlightened 0902.989.589

Bình luận

Viết bình luận