BANER 22
Baner 003
Baner 006

Thành lập doanh nghiệp là gì? Ai có quyền thành lập?

ai có quyền thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là gì? Ai là người có quyền thành lập doanh nghiệp, công ty? Và cần làm những gì? Đó là một câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm và muốn có ngay câu trả lời cho mình
Hỏi : Thưa Luật sư, tôi năm nay 33 tuổi, đang có ý định khởi nghiệp và thành lập cho riêng mình 1 công ty để hoạt động.Nhưng tôi chưa có kiến thức và hiểu biết nhiều về vấn đề này. Mong LS giải đáp cho tôi như thành lập doanh nghiệp là gì ? Cần những gì? Và ai là người có quyền thành lập DN? Xin Luật sư giải đáp cho tôi để tôi có thể nắm rõ ạ. Cảm ơn Luật sư.
Trả lời :
Chào bạn !
 Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đang có nhu cầu thành lập công ty, doanh nghiệp vì đam mê kinh doanh, đam mê khởi nghiệp và quan trọng đó là khai phá khả năng lãnh đạo của bản thân mình
Với câu hỏi của bạn Tôi sẽ trả lời như sau :
Trước tiên bạn cần tìm hiểu khái niệm xung quanh vấn đề này

1. Vậy thành lập doanh nghiệp là gì? Khái niệm

Hiểu theo góc độ kinh tế thì :  TLDN đó là việc tạo lập, thành lập lên 1 tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất : trụ sở, nhân lực, vật lực, dây truyền sản xuất, nhà xưởng, vốn .......
Hiểu theo góc độ pháp lý : TLDN, công ty là gì ? đó là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện tại cơ quan NN có thẩm quyền
thành lập doanh nghiệp là gì? ai có quyền thành lập

Ý nghĩa vủa việc thành lập đó là :
  • Đối với cá nhân, tổ chức : Được Nhà nước công nhận về mặt pháp luật, được PL bảo vệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có quyền kinh doanh những ngành nghề mà Pl không cấm
  • Đối với nền kinh tế : Khi 1 doanh nghiệp được thành lập thì cá nhân, tổ chức đó đã góp phần vào việc phát triển chung của nền kinh tế của đất nước
  • Đối với xã hội : Được toàn xã hội biết đến thông qua việc quảng bá thương hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Chính vì vậy, việc thành lập DN, công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập và phát triền.

Luật Đức Thành cung cấp dịch vụ về thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội và TPHCM. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi.

 

2. Ai là người có quyền thành lập doanh nghiệp? Cần làm những gì khi TL DN?

Thứ nhất : Ai là người có quyền thành lập công ty, doanh nghiệp

Theo quy đinh tại hoản 1, Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2014 ; Và Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ - CP ban hành ngày 01/10/2010 kèm theo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
 " 1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN, không phân biệt nơi ĐK địa chỉ trụ sở chính và không phân biệt nơi cư trú và Quốc tịch đều có quyền thành lập, tham gia TL theo quy định của Luật doanh nghiệp"
" 2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân, hoặc một hộ KD hoặc thành viên của CTy hợp danh ......"
" 3. Nhà đầu tư là người nước ngoài lần đầu đk thành lập tại VN cần phải đăng ký đầu tư gắn liền với đk kinh doanh......."
"4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã TL tại VN hoặc muốn thành lập mới thì cần có yêu cầu sau :  

  • DN mới có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà ĐT nước ngoài Tl hoặc tgia thành lập thì phải có Dự án đầu tư và thực hiện đk đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của PL về đầu tư.
  • Trường hợp không quá 49% vốn điều lệ, thì việc thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Thứ hai : Cần làm những gì khi thành lập doanh nghiệp?
  • Để thành lập được 1 doanh nghiệp việc cần làm trước tiên đó là bạn cần phải được tư vấn về tất cả mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp .Đó chính là điều kiện để có thể TLDN như Tên công ty, loại hình doanh nghiệp, loại hình công ty, tỷ lệ vốn điều lệ, vốn góp, vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh theo quy định, nơi đặt trụ sở, quan tâm đến các vấn đề về thuế ....
  • Sau đó tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước : Căn cứ vào từng loại hình doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức muốn thành lập thì cần chuẩn bị những hồ sơ và giấy tờ khác nhau
  • Tiến hành nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư, nhận giấy hẹn trả kết quả. Kết quả nhận được đó chính là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn gọi là Giấy phép thành lập doanh nghiệp
3. Dịch vụ pháp lý tại Luật Đức Thành qua các kênh sau :

luật sư tư vấn 1
 

 


 



 

Bình luận

Viết bình luận