BANER 22
Baner 003
Baner 006

Tranh chấp lối đi chung - thẩm quyền giải quyết thuộc về ai?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung
Tranh chấp lối đi chung là một vấn đề phổ biến xay ra hiện nay trên tất cả các địa phương trên toàn quốc. Cũng có thể do sự tiếp cận với luật pháp còn hạn chế của đại bộ phận người dân nên việc giải quyết tranh chấp lối đi chung còn nhiều bất cập và xảy ra nhiều xung đột. Vậy khi có tranh chấp lối đi chung thì thẩm quyền giải quyết thuộc về ai? Cơ quan nào có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết vấn đề này. Sau đây Luật Đức Thành sẽ giúp bạn đọc chi tiết về cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp lối đi chung như thế nào?

1. Tranh chấp lối đi chung là gì?

Hiện nay, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao, với dân số Việt Nam ngày càng gia tăng hơn 90 triệu dân. Nhà cửa mọc lên san sát nhau, có những ngôi nhà được bao vây , bao bọc bởi các ngôi nhà khác, nên việc mở ngõ đi nhiều khi vô cùng khó khăn và sẽ xảy ra tranh chấp. Tranh chấp lối đi chung khi các cá nhân, hộ gia đình xây nhà tuy nhiên lại không mở được lối đi vì xảy ra tranh chấp với một bất động sản liền kề khác. 
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ ràng và chi tiết về lối đi chung đó là
Điều 273 :" Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề "
  • Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.
​>>>>>>> Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trên toàn quốc
>>>>>>> Tư vấn thành lập công ty giá rẻ
>>>>>>> Tư vấn xin giấy phép phòng cháy chữa cháy


Điều 275 :" Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề 
  •  Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
  • Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Ðiều này mà không có đền bù.”

​2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung thuộc về ai??

Tranh chấp lối đi chung thẩm quyền giải quyết

Khi xảy ra tranh chấp lối đi chung thì cách thức giải quyết như thế nào và thẩm quyền giải quyết thuộc về ai ? đó là một trong những thắc mắc mà nhiều cá nhân muốn có câu trả lời. 
Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất Đai 2013 thì Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về UBND cấp xã, phường, thị trấn, theo đó thì UBND cấp xã sẽ tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, cụ thể là tranh chấp lối đi chung.
  •  Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
 
3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung ra sao?
 
Theo đó thì để tiến hành giải quyết tranh chấp lối đi chung thì cần tuân theo các bước sau :
Bước 1 : Tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, quy định tại điều 135 Luật Đất đai 2013
Bước 2 : Sau khi hòa giải không đạt được thì các bên tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án 
** Thủ tục nộp đơn và hồ sơ khởi kiện:
  • Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ về nguồn gốc đất đai; Chứng cứ liên quan đến khởi kiện.
  • Thủ tục nộp đơn và hồ sơ:
+ Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tới Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.
+ Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
 **Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án:
  •  Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.
  • Nội dung hòa giải: Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
**Trình tự hòa giải:
+ Khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải.
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
+ Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
+ Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.
  • Biên bản hòa giải: Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có các nội dung chính sau đây:Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; Địa điểm tiến hành phiên hoà giải;Thành phần tham gia phiên hoà giải; Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; Những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận.Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.
  •  Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
* Xét xử sơ thẩm:
  • Trong trường hợp các đương sự không hòa giải được với nhau về cách thức giải quyết tranh chấp thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
  • Trong thời hạn một tháng kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử.
  • Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi kết thúc phiên tòa; các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Tòa án cấp trích luc bản án. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Trong trường hợp một bên tranh chấp không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án thì họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của Tòa án là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
​Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về tranh chấp lối đi chung gồm quy định về tranh chấp lối đi chung đến thẩm quyền giải quyết và trình tự thủ tục giải quyết. Tuy nhiên để biết rõ và chi tiết hơn bạn hãy liên hệ với Luật Đức Thành thông qua số Hotline : 0902.989589 ( Hà Nội)0913.531.555 ( TPHCM ) để được các Luật sư giỏi nhiều kinh nghiệm tư vấn tranh chấp đất đai tư vấn.
 
Mọi chi tiết liên hệ : CÔNG TY LUẬT ĐỨC THÀNH
                              EMAIL : luatducthanh@gmail.com   - luatducthanhhcm@gmail.com
                            

Bình luận

Viết bình luận