BANER 22
Baner 003
Baner 006

Tranh chấp đất đai trong gia đình vấn đề cần quan tâm

tư vấn tranh chấp đất đai trong gia đình
Tranh chấp đất đai trong gia đình về thừa kế là gì? Đó là một trong những vấn đề nóng hiện nay rất được quan tâm bởi xảy ra rất nhiều gia đình, ở khắp các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tranh chấp đất đai trong gia đình có thể giải quyết nội bộ, hòa giải tùy thuộc mức độ, tính chất và đặc điểm của từng dạng tranh chấp. 

1. Hiểu thế nào là tranh chấp đất đai trong gia đình? 

tranh chấp đất đai trong gia đình là gì?

Hình ảnh minh họa

Tranh chấp đất đai là một khái niệm dùng để chỉ về sự tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chủ thể về quyền sở hữu đất đai. Theo đó thì tranh chấp đất đai trong gia đình đó là những tranh chấp trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình với nhau về vấn đề đất đai. Có rất nhiều các dạng tranh chấp điển hình đó là tranh chấp liên quan đến thừa kế, quyền hưởng dụng, quyền sử dụng......
  • Ví dụ tranh chấp đất đai trong gia đình như: Ông Nguyễn văn A có 3 người con trai B, C, D. Hai anh B, C đều có gia đình và đều được chia đất đai đầy đủ để xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên còn 1 mảnh đất do ông muốn để lại cho cậu con trai út D sau này sẽ ở cùng và phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Không đồng tình với việc làm của bố, 2 anh B, C liền quay sang đòi chia công bằng và nếu không chia thì cần được cậu út bù đắp cho 1 số tiền. Chính vì vậy xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình ông A. .....
  • Ví dụ nữa: Ông Trần Văn X lấy bà Phùng Thị Y sinh được 1 người con gái tên P. Khi chị P được 1 tuổi ông tham gia kháng chiến trong Miền Nam. Gia đình nhận được tin báo tử, cho rằng ông đã chết. Khi cô con gái được 25 tuổi ông đột nhiên trở về, và đã lấy bà vợ hai trong đó có với nhau 4 người con 2 trai 2 gái. Ông trở về đòi lại đất, phần đất của bố mẹ ông để lại. Khi đó xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình
  • Ví dụ 3 : Ông A khi mất đi có di chúc để lại cho 2 người con 1 trai, 1 gái. Theo đó người con trai sẽ được hưởng thừa kế đất đai mảnh đất gia đình đang ở. Còn mảnh đất khác cạnh nhà đang cho thuê theo diện kho xưởng 10 năm ký một lần. Chị con gái là người sẽ được hưởng hoa lợi từ việc cho thuê nhà xưởng đó. Tuy nhiên sau khi bố mất, người anh đã không thực hiện đúng như những gì di chúc viết. Người em tiến hành khởi kiện và tranh chấp đất đai trong gia đình xảy ra.
Và còn rất nhiều các vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng vấn đề nào rồi cũng có cách giải quyết, xử lý, tất cả đều phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Chỉ có pháp luật nghiêm minh mới đem lại công lý cho con người. 

2. Cách giải quyết tranh chấp đât đai trong gia đình như thế nào?

Sẽ có rất nhiều hướng giải quyết vấn đề này, như hòa giải, thương lượng, hoặc khiếu kiện, khởi kiện.....
Khi 2 biện pháp thương lượng, hòa giải không đạt được mục đích thì sẽ tiến hành khởi kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Cơ quan có thẩm quyền hòa giải đó là UBND cấp xã khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp từ chủ thể 
  • Về vấn đề khiếu kiện thì nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền đó là UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình.
Cách tốt nhất để không mất tình cảm gia đình, sứt mẻ tình ruột thịt đó là hãy tìm hướng giải quyết nào tốt nhất, vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của từng người mà không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Vì hơn hết vẫn là tình thân và tình cảm máu mủ ruột thịt trong gia đình. 

3. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình tại Luật Đức Thành

Luật Đức Thành cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến các vấn đề như : doanh nghiệp, đất đai, hình sự, hôn nhân gia đình, sở hữu trí tuệ, .......
Sẽ có nhiều câu hỏi như: đất đang tranh chấp có được cấp sổ đỏ hay không?
Riêng với lĩnh vực đất đai, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp về thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn, mua bán, thuê .....đất đai.
Xem chi tiết dịch vụ tư vấn đất đai

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được nghe tư vấn từ Luật sư đất đai 
 
tranh chấp đất đai trong gia đình đức thành

Bình luận

Viết bình luận