BANER 22
Baner 003
Baner 006

Luật Tố cáo 2018

Luật Tố cáo năm 2018 tiếp tục kế thừa quy định của Luật Tố cáo năm 2011 về phạm vi điều chỉnh, trong đó quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đôi với 02 nhóm hành vi vi phạm pháp luật: (1) tố cáo hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (2) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 11/11/2011 tại kỳ họp thứ 2, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Hơn 05 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành, Luật Tố cáo năm 2011 đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo; giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nói riêng. Tuy nhiên, quá trình triển khai thi hành cho thấy, Luật Tố cáo năm 2011 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Chính vì vậy, ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 tại kỳ họp thứ 5. Ngày 25/6/2018, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 03/2018/L-CTN về việc công bố Luật Tố cáo năm 2018. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật Tố cáo năm 2011 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Tố cáo đã được thụ lý, đang xem xét và chưa có kết luận trước ngày Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011.

 
 
Dowload