BANER 22
Baner 003
Baner 006

Khi nào vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất độc hại, chất lây nhiễm không cần giấy phép?

Việc vận chuyển hàng hoá là các chất nguy hiểm luôn được quy định chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro gây ra những thiệt hại không đáng có. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhất định, việc vận chuyển hàng hoá là chất độc hại, chất lây nhiễm lại không cần được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cùng tìm hiểu cụ thể các trường hợp này thông qua nội dung dưới đây.
Nội dung này được quy định tại Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm. Cụ thể:
Điều 4: Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này, không cần có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:

a) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng dưới ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT, nhưng phải có Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10 và Điều 20 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT;
 
b) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc đường sắt, nhưng phải tuân theo các quy định tương ứng tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa hoặc Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 8, 9, 10 và Điều 20 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT

Tại Phụ lục 1 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT làm rõ đối với các chất cụ thể thì khối lượng được vận tải là bao nhiêu. Ví dụ: Hợp chất Antimony, chất vô cơ, chất rắn được vận chuyển tối đa 1 tấn/1 chuyến; Arsenic acid, dạng lỏng được vận chuyển tối đa 0,1 tấn/chuyến; ...
Bên cạnh đó, cần lưu ý trường hợp khi vận chuyển từng loại hàng nguy hiểm có khối lượng không vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định ở Phụ lục 1 Thông tư này, nhưng tổng khối lượng của các chất độc hại, chất lây nhiễm vận chuyển trên cùng một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lớn hơn 01 tấn/chuyến (không tính khối lượng bao bì) thì vẫn phải có giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
Ngoài ra, mặc dù các trường hợp vận chuyển không vượt ngưỡng quy định thì không cần có Giấy phép, nhưng cá nhân, tổ chức vận chuyển hàng nguy hiểm vẫn cần lưu ý đáp ứng các điều kiện quy định đối với việc đóng gói, bao bì; các yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển, ... 
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đức Thành về các trường hợp không cần có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất độc hại, chất lây nhiễm. Trường hợp còn cần tư vấn, giải đáp, vui lòng liên hệ theo Hotline: 0902.989.589

 

Bình luận

Viết bình luận