BANER 22
Baner 003
Baner 006

Muốn nhận con nuôi ở khu vực ngoài biên giới?

nhận nuôi con nuôi nước ngoài ở khu vực biên giới thế nào?
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật, nó góp phần vào việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em mồ côi, bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi. Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực sự đã trở thành vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu và đã được thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước. Trong bài viết này, Luật Đức Thành xin giới thiệu đến Quý khách hàng thủ tục đăng ký nuôi con nước ngoài ở khu vực biên giới.

1.Hồ sơ nhận nuôi con nước ngoài ở khu vực biên giới như sau:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:
  • Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định (Bản chính, theo mẫu quy định)
  • Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao, dịch tiếng Việt)
  • Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, dịch tiếng Việt, được cấp chưa quá 06 tháng)
  • Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế (Bản chính, dịch tiếng Việt, cấp chưa quá 06 tháng)
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân, dịch tiếng Việt);
  • Giấy khám sức khoẻ (Bản chính, dịch tiếng Việt, được cấp chưa quá 06 tháng);
  •  02 ảnh chụp toàn thân (Chụp mới nhất, cỡ 9cm x 12cm hoặc 10cm x 15cm).
  • Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:
  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Uỷ ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Toà án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuoi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Toà án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự dối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
  • Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Nuôi con nước ngoài ở khu vực biên giới
(hình ảnh minh họa)

2.Trình tự thực hiện về đăng ký nuôi con nuôi ở khu vực biên giới:

  • Người xin nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú ở khu vực biên giới của trẻ em Việt Nam được xin nhận làm con nuôi. Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ (Khi nộp hồ sơ, người xin nhận con nuôi phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước láng giềng cấp cho công dân nước đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tuỳ thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra);
  • UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan, niêm yết việc xin con nuôi tại trụ sở UBND trong thời hạn 10 ngày;
  • Sau khi hết hạn niêm yết, UBND cấp xã xin ý kiến của Sở Tư pháp;
  • Sở Tư pháp xem xét, trả lời UBND cấp xã;
  • UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi, tiến hành giao nhận con nuôi.
Kết quả thực hiện:
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ pháp lý:
  • Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12;
  • Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Nuôi con nuôi.
  ================================================================================================
 

Bình luận

Viết bình luận