BANER 22
Baner 003
Baner 006

Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam

Nhà nước Việt Nam không quá khắt khe đối với công dân khi thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam. Những công dân có nhu cầu xin thôi quốc tịch thường là người sang nước ngoài làm ăn, sinh sống, lập gia đình, định cư ở nước ngoài... Nhà nước Việt Nam hết sức tôn trọng quyền con người, luôn tạo điều kiện tối đa để mọi người đều có quyền tự do lựa chọn quốc tịch cho mình. Luật Đức Thành xin giới thiệu thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Thủ tục Thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện như thế nào?

* Hồ sơ gồm: đối với trường hợp thường trú trong nước :
Cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ

 
Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam 11
  • Đơn có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam;
  • Bản khai lý lịch;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác;
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; 
  • Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này
  • Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
  • Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam (do thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, cách chức, giải ngũ hoặc phục viên căn cứ vào quy chế của ngành để xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó).
* Đối với trường hợp không thường trú trong nước thì cần các giấy tờ sau:
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; 
  • Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
  • Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
* Cách thức thực hiện như sau:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp. 
  • Nhận thông tin về hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử.
  • Nhận kết quả qua đường bưu điện.

2. Thời gian giải quyết thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam như sau :

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện Đăng thông báo việc và gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an Thành phố có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp. 
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng thôi quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Công an nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời kết quả xác minh.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
* Cơ quan thực hiện thủ tục HC :
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp, Chính phủ, Chủ tịch nước.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
  • Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính: Công an Thành phố.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
  • Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:    
-  Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009); 
- Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ban hành kèm theo

=================================================================================================
Mọi chi tiết xin liên hệ :

BỘ PHẬN LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Hotline : 0902.989.589

Rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý khách hàng
Trân trọng!

 

Bình luận

Viết bình luận