BANER 22
Baner 003
Baner 006

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam khó hay dễ?

Trên thực tế thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam là không hề dễ dàng và có nhiều điều kiện khắt khe.Vậy thủ tục đó được thực hiện như thế nào? Cá nhân muốn nhập tịch vào Việt Nam cần có điều kiện gì? Luật Đức Thành xin giới thiệu đến Quý khách hàng thủ tục này như sau:


1.Điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam là gì?

  • Công dân nước ngoài, người đang thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm nhập quốc tịch
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định luật pháp VN
  • Cần phải biết Tiếng Việt để hòa nhập vào cộng đồng
  • Phải tuân thủ theo Hiến pháp và PL của VN
  • Phải thôi quốc tịch nước ngoài khi muốn nhập tịch vào Việt Nam
  • Cần có 1 tên gọi Việt Nam do người muốn nhập tịch lựa chọn
  • Cá nhân đó phải đảm bảo được cuộc sống tại Việt Nam
  • Để được nhập quốc tịch Việt Nam thì cá nhân đó phải không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam

2. Các trường hợp được miễn điều kiện trên khi muốn nhập tịch Việt Nam

  • Người muốn nhập tịch VN là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của Công dân Việt Nam
  • Đã có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN
  • Có lợi cho Nhà nước CHXHCNV
Trong trường hợp muốn được miễn điều kiện không phải thôi quốc tịch nước ngoài, cá nhân phải đảm bảo các đk sau :
  • Cũng phải là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ của CD VN
  • Có công lao đóng góp cho sự nghiệp XD và BV tổ quốc VN
  • Có lợi cho Nhà nước CHXHCNVN
Ngoài ra nếu muốn được miễn điều kiện thì cần có sự cho phép của Chủ tịch nước CHXHCNVN.

3. Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để có thể nhập quốc tịch Việt Nam

* Hồ sơ chuẩn bị chung : cần chuẩn bị 03 bộ HS
 

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam nhanh nhất
Hộ chiếu - Minh họa hình ảnh

  • Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Bản sao giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Bản khai lý lịch;
  •  Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch cư trú ở Việt Nam
  • Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập tịch là một trong các giấy tờ: 
+ Bản sao bằng tốt nghiệp sau ĐH, ĐH, CĐ, TH chuyên nghiệp, THPT hoặc THCS của Việt Nam;
+ Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam; 

+ Trường hợp người nộp hồ sơ không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để đánh giá. Kết quả trực tiếp phỏng vấn được lập thành văn bản.

  •   Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú;
  •   Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân  phường - xã, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập QT Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.
* Trường hợp Người xin nhập tịch được miễn một số điều kiện, thì phải nộp một giấy tờ sau :
  • Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao GCN kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.
  • Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao GKS (giấy khai sinh) hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
  • Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, GCN danh hiệu cao quý khác hoặc GXN ( giấy xác nhận) của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.
  • Người mà việc nhập quốc tịch của họ có lợi cho Nhà nước CHXHCNVN phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch  của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao. 
  • Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong các hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Cách thức thực hiện:
  • Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp. 
  • Nhận thông tin về hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử.
  • Nhận kết quả qua đường bưu điện.

4. Thời gian giải quyết thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam như sau :

Thủ tục nhập quốc tịch việt nam như thế nào 111
Hình ảnh minh họa
* Thời gian giải quyết nói chung :
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, CA.TP xác minh và gửi kết quả về Sở TP
  • Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của CA Th.phố, Sở TP hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND TP
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở TP, Chủ tịch UBND thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.
*Thời gian giải quyết đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc TH được giữ quốc tịch nước ngoài:
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện nhập quốc tịch VN thì gửi văn bản thông báo cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi QT nước ngoài.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng CP trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
* Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập tịch
  • Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch VN bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp, Chính phủ, Chủ tịch nước.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
  • Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính: CA Thành phố.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
  • Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:    
  • Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009); 
  • Và các Nghị định, Thông tư ban hành kèm theo

===================================================================================================

Nếu bạn đang muốn nhập quốc tịch Việt Nam nhưng còn lúng túng về việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi vấn đề liên quan đến thủ tục. Vì đây là thủ tục tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian để thực hiện nên để rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức và tiền bạc, không phải chạy đi chạy lại giữa các Cơ quan có thẩm quyền thì nên liên hệ với 1 tổ chức Luật Uy tín , có tâm và chuyên nghiệp

Luật Đức Thành tự hào là 1 tổ chức hoạt động hành nghề luôn coi trọng chữ Tín và chất lượng dịch vụ, chúng tôi sẽ làm hài lòng Quý khách hàng khi hợp tác với chúng tôi. Vì khi đã có sự tin tưởng từ Quý vị, chúng tôi sẽ làm việc bằng cái Tâm và luôn đảm bảo kết quả của công việc .


 
Chính vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi :
----------------------

BỘ PHẬN LUẬT SƯ TƯ VẤN - LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
HOTLINE : 0902.989.589
Email : luatducthanh@gmail.com  ---- luatducthanhhcm@gmail.com
 
Rất mong sự hợp tác từ Quý vị
Trân trọng !

Bình luận

Viết bình luận