BANER 22
Baner 003
Baner 006

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài

bảo hộ nhãn hiệu tại việt nam
 Trong xu hướng toàn cầu hóa, các nhãn hiệu nước ngoài cùng như các nhãn hiệu Việt Nam đã phát triển rộng ở nhiều quốc gia. Từ đó, nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu quốc tế cũng được sử dụng nhiều hơn.  
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các bước sau :


BƯỚC 1: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

*Thẩm định hình thức:
  • Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. 
  • Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
* Công bố đơn hợp lệ:
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công bá Sở hữu công nghiệp (SHCN).
  • Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
  • Thời gian công bố là trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
* Thẩm định nội dung:
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. 
  • Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
* Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ được thẩm định trong giai đoạn thẩm định nội dung thì sẽ được Cục SHTT ra Thông Báo cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 1 tháng kể từ ngày nộp chi phí cấp văn bằng bảo hộ

BƯỚC 2: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TẠI NƯỚC NGOÀI

đăng bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài


CÁCH 1:
Đăng ký riêng lẻ tại từng quốc gia 
  • Tùy theo quy định của luật quốc gia của từng nước mà quy trình thủ tục lại có sự khác nhau về thời gian thẩm định, cấp giấy phép, hồ sơ nộp đơn
CÁCH 2: Đăng ký theo cách thức nộp đơn quốc tế theo nghị định thư và thỏa ước Marid
  • Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Thoả ước Madrid gồm 56 nước bao gồm Việt Nam.
  • Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.
  • Danh sách các nước là thành viên Thoả ước Madrid gồm :

Albania, Algeria, Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Iran, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxembourg, Moldova, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia and Montenegro, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Sỹ, Syrian Arab republic, Tajikistan, The former Yugoslav Republic of Macedonia,  Ukraina, Vietnam.

  • Tài liệu cần thiết để nộp đơn

- 05 mẫu nhãn hiệu giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam;
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Uỷ quyền (theo mẫu, cung cấp sau khi nhận được thông tin)
- Danh mục dịch vụ theo Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

  •  Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

a) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viênThoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp: Đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid
b) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằngtiếng Anh hoặc tiếng Pháp: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid
c) Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp. Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đơn đăng ký nhãn hiệuquốc tế phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam.
d) Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
e) Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tếlà chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng. Người nộp đơn có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng kýnhãn hiệu quốc tế do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
f) Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.

  • Cơ quan nhận đơn Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

a) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

  •  Thời gian thẩm định

- Thời gian xét nghiệm đơn 12-14 tháng;
- Thời gian bảo hộ: 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần;
- Tại mỗi Quốc gia được chỉ định việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định tại Quốc gia này.

CÁCH 3: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀO CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU THEO THỂ THỨC CTM (THE COMMUNITY TRADE MARK)
  • Các nước thành viên theo thể thức CTM: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp, Luxambua, Phần Lan, Ireland, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Anh, Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia, Estonia, Síp và Malta. Các nước này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc lập (đăng ký nhãn hiện hàng hoá theo thể thức CMT) để tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình vào Cộng đồng Châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Một nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng.
  • Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá vào cộng đồng châu Âu theo thể thức CTM có ưu điểm là Thủ tục nộp đơn đăng ký đơn giản, tiết kiệm chi phí. Người nộp đơn khi muốn chuyển đổi đơn đăng ký CTM thành đơn đăng ký quốc gia tại từng nước thuộc Cộng đồng sẽ được bảo lưu ngày nộp đơn CTM. Đơn đăng ký CTM khi bị từ chối đăng ký ở một trong các nước thành viên của Cộng đồng có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia ở các nước khác. Để duy trì hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu, chủ sở hữu của nhãn hiệu chỉ cần sử dụng nhãn hiệu này ở một hoặc một vài nước thành viên mà không cần phải sử dụng ở tất cả các nước thành viên.
  • Các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc nộp đơn bao gồm: 
(i) Tên, địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn; 
(ii) Giấy uỷ quyền của người nộp đơn; 
(iii) Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký; 
(iv) Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu. Đơn nhãn hiệu sau khi nộp cho Cơ quan đăng ký Nhãn hiệu Cộng đồng Châu Âu (OHIM) sẽ được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện đặt ra (có khả năng phân biệt, có thể sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá, không bị phản đối bởi bên thứ ba), nhãn hiệu đó sẽ đư Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.

 
---------------------o0o-----------------------
Mọi chi tiết hãy liên hệ Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ
Hotline : 0902.989.589
Email : luatducthanh@gmail.com / luatducthanhhcm@gmail.com
Bộ phận tư vấn pháp luật - CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC THÀNH

Bình luận

Viết bình luận